Các tiêu chí để thiết kế bài giảng stem đạt tiêu chuẩn

Việc lồng ghép những kiến thức trên sách vở vào thực tế cuộc sống luôn là mục đích hướng đến của người dạy và người học. Vậy thiết kế bài giảng stem sao cho mang lại hiệu quả cao nhất?

1.Những yêu cầu của giáo viên đối với học sinh khi thiết kế một bài giảng stem

Để thiết kế một giáo án stem chất lượng, giáo viên cần phải nắm được những hoạt động thực tế mà học sinh phải thực hiện. Đó là:

Hoạt động 1: tìm hiểu thực tiễn và phát hiện vấn đề

Phương pháp giáo dục stem luôn lấy học sinh làm trọng tâm và thực tế cuộc sống là vấn đề cần giải quyết. Chính vì thế trong bất kỳ một bài giảng stem nào học sinh đều phải đối mặt với những nhiệm vụ từ thực tiễn.

thiết kế bài giảng stem

Thiết kế bài giảng stem là việc làm cần thiết của mỗi giáo viên

Ví dụ như giải quyết một tình huống cụ thể hay thiết kế một thiết bị kỹ thuật nào đó….để thực hiện được nhiệm vụ này, đầu tiên người học cần phải thu thập thông tin, sau đó phân tích tình huống cần giải quyết, giải thích những câu hỏi có thể phát sinh trong quá trình thực hành, từ đó xác định được vấn đề cần giải quyết.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền

Hoạt động này bao gồm việc nhiên cứu những tài liệu khoa học. có thể là sách giáo khoa hay tài liệu sách báo khác. Quan sát và thực hành những thí nghiệm. giải quyết những bài tập hay tình huống có liên quan để củng cố và nắm vững kiến thức.

Từ những vấn đề cần giải quyết đó, người học được yêu cầu hoặc hướng dẫn để nghiên cứu tìm tòi kiến thức và kỹ năng cần sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra. Đó là những kiến thức và kỹ năng đã được học trong chương trình phổ thông. Học sinh cần tìm hiểu và tổng hợp lại.

Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề

Bản chất của hoạt động này là toàn bộ những hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật của học sinh. Qua đó hình thành và phát triển khả năng tư duy sáng tạo, logic cho người học.

Một sự vật hiện tượng có thể có nhiều cách giải thích và nhiều đáp án nhưng nhiệm vụ của học sinh là đề xuất và tìm ra giải pháp nào tối ưu nhất, học sinh sẽ được thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật và kiểm chứng các giả thuyết khoa học. Nhờ đó rèn luyện kỹ năng phân tích vấn đề sâu sắc.

2.Những tiêu chí của bài giảng giáo dục stem

Thứ nhất: chủ đề bài giảng giáo dục stem tập trung vào các vấn đề thực tiễn

Trong thiết kế bài giảng stem giáo viên cần đặt học sinh vào những tình huống cần giải quyết của thực tế cuộc sống, đó có thể là vấn đề kinh tế, xã hội hay môi trường…và nhiệm vụ của học sinh là tìm giải pháp cho những vấn đề đó.

Thứ hai: Cấu trúc Thiết kế bài giảng stem theo quy trình thiết kế kỹ thuật

  • Xác định vấn đề
  • Nghiên cứu kiến thức nền
  • Đề xuất giải pháp
  • Lựa chọn giải pháp
  • Chế tạo mô hình
  • Thử nghiệm và đánh giá
  • Chia sẻ và thảo luận
  • Điều chỉnh

Thứ ba: Đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi khám phá và định hướng hành động

Hoạt động tìm tòi khám phá được thể hiện trong tát cả những hoạt động của bài giảng stem.

Thứ tư: hình thức tổ chức bài giảng stem lôi cuốn học sinh vào thực hành nhóm

Hoạt động nhóm sẽ là phương pháp tối ưu để khai thác triệt để những kỹ năng nền của học sinh.

thiết kế bài giảng stem

 Người học cũng rèn luyện và thể hiện được mình

Thứ năm: Nội dung bài học stem chủ yếu từ kiến thức mà học sinh đã được học của bộ môn toán và khoa học.

Toán học, công nghệ, tin học, khoa học không phải là những môn học độc lập mà chúng có liên kết với nhau, người học cần tổng hợp kiến thức và lồng ghép chúng để có được kiến thức tích hợp để vận dụng nó giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.

Thứ sáu: Coi sự thất bại trong quá trình học là một phần cần thiết

Như đã nói ở trên, có nhiều câu trả lời cho cùng một câu hỏi thế nhưng chỉ có một đáp án chính xác nhất, với phương pháp giáo dục mới, học sinh được phép sai và coi những thất bại đó như những bài học trong cuộc sống.

3.Quy trình thiết kế bài giảng thực hành stem

Việc thiết kế bài giảng thực hành stem luôn là yêu cầu cần thiết của giáo viên để có được chất lượng bài học cao nhất.

Mỗi giáo viên đều có những cách thiết kế bài giảng stem của mình, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên, có thể tổng kết qua bốn bước căn bản sau:

Lựa chọn chủ đề bài học: Chủ đề stem là gắn với thực tế và thiết kế bài giảng stem cũng chính là những chủ đề của thực tế cuộc sống.

Xác định vấn đề cần giải quyết: giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. nhiệm vụ của giáo viên xác định những vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh. Sao cho khi giải quyết những vấn đề đó học sinh học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết hoặc vận dụng kiến thức đó vào thực tế.

Xây dựng những giải pháp để giải quyết vấn đề: sau khi xác định những vấn đề cần giải quyết, giáo viên định hướng học sinh xây dựng những giải pháp và tìm ra giải pháp hoàn thiện nhất.

Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề stem: trong việc thiết kế bài giảng stem các hoạt động dạy và học đó có thể được tổ chức trong hoặc ngoài lớp học.

Mỗi hoạt động đó đều được thiết kế rõ ràng về mục đích và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh cần thực hiện.

Nhận xét