Phương pháp Stem cho trẻ mầm non được xem như bước khởi đầu để trẻ có thể học tập và trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng.
1.Ưu điểm của phương pháp stem mầm non
Ưu điểm của phương pháp Stem mầm non mang lại được tổng hợp qua các khía cạnh.
Tiếp cận liên môn
Thay vì học nhiều môn học khác nhau, phương pháp Stem mầm non kết hợp những môn học tách biệt thành một mô hình gắn kết, qua đó trẻ trẻ vừa học được những kiến thức khoa học vừa vận dụng nó vào những hoạt động trong thực tế cuộc sống.
Tạo cho trẻ năng lực giải quyết vấn đề
Stem cho trẻ mầm non nói riêng và phương pháp Stem nói chung đều đề cao việc hình thành và phát triển các năng lực để giải quyết các vấn đề cho học sinh. Trong mỗi giáo án stem cho trẻ mầm non học học sinh được đặt trước một tình huống thực tiễn cần phải giải quyết đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đó.
Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ
Với ưu điểm này trẻ được đạt vào vai trò một nhà phát minh trẻ hiểu được bản chất vấn đề, từ đó liên hệ và vậ dụng sao cho phù hợp với tình huống mà các em có thể gặp phải.
Hình thành và phát huy các kỹ năng mềm
Stem khác biệt hẳn với những phương pháp giáo dục khác chính bởi ưu điểm này.
Stem hình thành cho trẻ những kỹ năng cần có
Khi tham gia vào mô hình giáo dục đặc biệt này, với tính ưu việt của nó người học dần dần hình thành và có môi trường thuận lợi để phát triển các kỹ năng mềm khác, ban đầu là những kỹ năng dưới mức độ thấp, cấp kỹ năng được tăng dần theo từng cấp học tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh.
2.Chương trình giáo dục Stem mầm non ở Việt Nam
Không chỉ là mô hình giáo dục hiện đại được phát triển ở những nước có hệ thống giáo dục tiên tiến, mà giáo dục Stem ở Việt Nam cũng ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội.
Tuy nhiên, chương trình giáo dục Stem mầm non ở nước ta vẫn chưa được triển khai trên diện rộng, có thể khái quát qua những nguyên nhân khách quan sau:
Thiếu cơ sở khoa học và khung lý luận chính thống của giáo dục Stem.
Thiếu nguồn lực về cơ sở vật chất và giáo viên có chuyên môn cao.
Chủ đề tiêu chi của giáo dục Stem mầm non chưa được thống nhất.
Giáo dục ở nước ta vẫn thiên về thành tích chưa thực tế.
Chính vì thế chương trình stem cho mầm non ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên trong tương lai với những thành tựu đã và đang đạt được hứa hẹn phương pháp giáo dục này sẽ được sự ủng hộ của toàn xã hội và mô hình này sẽ nhân rộng trong cả nước.
3.Giáo trình Stem cho trẻ mầm non ứng dụng trong hoạt động ngoài trời
Rào cản lớn nhất trong phương pháp giáo dục theo cách truyền thống chính là ở chỗ tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng là khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học.
Chính điều đó đã tạo khoảng cách lớn giữa thực hành và lý thuyết, giữa kiến thức và ứng dụng thực tế.
Stem ra đời mang nhiệm vụ chính là phá đi rào cản lớn đó để mang khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học một cách đơn giản và gần gũi với những đồ dùng, vật liệu quanh đời sống.
Stem không phải là chỉ có robot và lập trình
Ứng dụng hoạt động ngoài trời trong giáo trình Stem cho trẻ mầm non không phải cái gì đó cao siêu đơn giản như trong lĩnh vực công nghệ việc trẻ sử dụng thành thạo những đồ dùng hàng ngày, là phương tiện để trẻ có thể làm một chiếc ghế hay một chiếc thuyền bằng vật liệu đơn giản.
Hoạt động giáo dục của trẻ mẫu giáo là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch với nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng nhìn chung đều định hướng giúp học sinh phát triển và vận dụng triệt để những kiến thức đã học được vào giải quyết những vấn đề trong đời sống, qua đó rèn cho các em những kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của thời đại.
4.Lợi ích của các mô hình giáo dục Stem cho trẻ mầm non
Sáng tạo
Trẻ mầm non có tư duy theo lối trực quan, trẻ sẽ nhớ sẽ hiểu khi được trải nghiệm nó thực tế, khi đó Stem cho phép và khuyến khích học sinh suy nghĩ vượt ra khỏi những giới hạn quy định, qua đó thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ.
Sự tự tin
Các mô hình giáo dục Stem cho trẻ mầm non đem đến cho trẻ sự tự tin vượt bậc.
Làm việc nhóm giúp trẻ tự tin hơn
Bởi bằng trải nghiệm thực tế trẻ bắt buộc phải chủ động tìm tòi, học hỏi, khám phá cùng với việc phải kết hợp với bạn học để có thể giải quyết vấn đề, trẻ sẽ tự tin hơn trong giao tiếp cũng như thuyết trình trước đám đông.
Tư duy phân tích
Với Stem trẻ được tiếp cận với những kiến thức mới dưới cái nhìn đa chiều từ nhiều lĩnh vực, điều này rèn luyện khả năng tư duy phân tích để tìm ra cách xử lý tình huống một cách sáng tạo với tháu độ tích cực.
Thái độ hợp tác
Làm việc nhóm, làm việc tập thể là bước đầu của sự hợp tác trong học tập, trẻ có thể tranh luận, có thể phản biện các bạn khác để bảo vệ ý kiến của mình, nhưng nhìn chung đó chính là sự hợp tác để qua đó học sinh toàn thành nhiệm vụ mà giáo viên đề ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét